Buôn bán kinh doanh văn phòng phẩm là lĩnh vực kinh doanh có thể mang lại nhiều lợi nhuận. Nếu bạn đang có dự định chinh chiến ở lĩnh vực này, hãy tìm hiểu thông tin một cách kỹ càng để bổ sung thêm nhiều kiến thức kinh doanh. Trong bài viết này, FAST sẽ gợi mở những thông tin về cách chuẩn bị mở cửa hàng và cách hoạt động hiệu quả & thành công, mang về nhiều lợi nhuận nhất.
Văn phòng phẩm bao gồm những gì?
Rất nhiều người nghĩ rằng, bán văn phòng phẩm chỉ xoay quanh bút, vở, đồ dùng học sinh… Tuy nhiên, văn phòng phẩm bao gồm rất nhiều danh mục, các sản phẩm văn phòng phẩm thường rất đa dạng. Dưới đây là những đồ dùng văn phòng phẩm phổ biến:
- Đồ dùng học tập: balo, bút, tập vở, sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng, tẩy, hộp bút…
- Bút các loại: bút bi, bút chì, bút dạ quang, bút máy…
- Giấy các loại: giấy photo, giấy in, giấy viết…
- Dụng cụ văn phòng: băng keo, kéo, dao rọc giấy, tẩy, ghim…
- Túi đựng, kệ và rổ đựng tài liệu
- Dụng cụ đóng dấu
- Sổ tay, sổ danh thiếp, máy tính cầm tay…
Và còn rất nhiều sản phẩm phục vụ cho công việc học tập và văn phòng khác đang được cung cấp trên thị trường.
Cách mở cửa hàng văn phòng phẩm cho người mới bắt đầu
Ngày nay, văn phòng phẩm là một trong những lĩnh vực kinh doanh khá được ưa chuộng bởi vốn bỏ ra vừa phải nhưng lợi nhuận khá cao. Đặc biệt, đây là những mặt hàng rất thiết yếu trong các gia đình, trường học, công sở…
Nếu muốn thử sức với ngành hàng văn phòng phẩm. Hãy tham khảo hướng dẫn kinh doanh văn phòng phẩm của FAST để có hình dung rõ nét hơn bạn nhé.
Thủ tục mở cửa hàng văn phòng phẩm
Bán văn phòng phẩm là hoạt động kinh doanh sử dụng diện tích mặt tiền nhất định để cung cấp những sản phẩm văn phòng phẩm như đồ dùng học tập, dụng cụ văn phòng…
Để chính thức hoạt động, chủ cửa hàng văn phòng phẩm cần thực hiện những thủ tục đăng ký kinh doanh tại đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận ở cấp quận huyện.
Hồ sơ
Hồ sơ đăng ký mở cửa hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ gồm:
- Thẻ CCCD/CMND/Hộ chiếu (bản sao có công chứng) của những cá nhân tham gia hộ kinh doanh.
- Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
Nơi nộp và tiếp nhận hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ cửa hàng có thể nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (nơi đặt cửa hàng). Cơ quan sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ thẩm định và trả giấy biên nhận cho người nộp. Trong 3 ngày làm việc, chủ cửa hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn?
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để mở cửa hàng bán VPP đó chính là nguồn vốn. Biết tính toán nguồn vốn bỏ ra sẽ giúp bạn tối ưu được nguồn tài chính ban đầu. Việc vạch rõ kế hoạch về vốn góp phần tiết kiệm chi phí rất đáng kể. Dưới đây là 3 loại chi phí chính yếu cần chuẩn bị:
Chi phí thuê mặt bằng mở cửa hàng văn phòng phẩm
Số vốn bỏ ra nhiều nhất nằm ở việc thuê mặt bằng. Mặt bằng càng rộng thì chi phí càng lớn. Với diện tích khoảng 25 – 50 mét vuông thì số vốn bỏ ra dao động trong khoảng 85 – 130 triệu đồng.
Trường hợp bạn cần mở cửa hàng với quy mô lớn từ 100 mét vuông thì số chi phí bỏ ra ban đầu là tối thiểu 200 triệu đồng. Số chi phí này có thể thay đổi tùy vào biến động của thị trường bất động sản hoặc vị trí mặt bằng có thuận tiện hay không.
Chi phí nhập hàng cho cửa hàng
Để bắt đầu, chủ cửa hàng cần tìm hiểu nguồn hàng sao cho tối ưu nhất về mặt chi phí. Nếu tìm được nơi cung cấp nguồn hàng giá hợp lý và đảm bảo chất lượng thì việc kinh doanh cũng sẽ hiệu quả hơn.
Về vốn nhập hàng, bạn sẽ cần bỏ ra ban đầu khoảng 100 triệu đồng trở lên để nhập đủ mặt hàng một một cửa hàng văn phòng phẩm khoảng 50 – 100 mét vuông.
Chi phí thiết kế cửa hàng văn phòng phẩm
Khi đã xong xuôi phần mặt bằng và nguồn hàng, thì khâu thiết kế cửa hàng kinh doanh offline cũng quan trọng không kém. Để cạnh tranh, bạn cần đầu tư về công đoạn thiết kế cửa hàng từ bên trong lẫn bên ngoài để thu hút khách hàng. Nhờ đó mà doanh thu và lợi nhuận sau này sẽ được tối ưu hơn.
Việc thiết kế bắt đầu từ những bước cơ bản như:
- Giá kệ để trưng bày sản phẩm: Chi phí từ 20 – 25 triệu tùy vào số lượng.
- Tủ kính trưng bày sản phẩm: Chí phì từ 20 – 50 triệu tùy vào số lượng.
- Bảng hiệu cửa hàng, đèn trang trí, camera giám sát…: Chi phí từ 30 – 50 triệu.
- Máy in hóa đơn, hệ thống thanh toán, phần mềm quản lý bán hàng: Chi phí từ 50 triệu trở lên.
Ngoài những chi phí trên, nếu quy mô của cửa hàng lớn thì sẽ cần thêm chi phí thuê nhân viên. Tóm lại, số vốn cụ thể dùng để mở cửa hàng VPP ít hay nhiều còn tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh của bạn.
Do vậy, rất cần tính toán, cân đối kỹ càng trước khi bỏ vốn đầu tư vào cửa hàng. Nếu hoạt động bán hàng chưa thực sự tốt thì không nên nhập hàng với số lượng quá lớn. Để thu hút khách hàng, chủ cửa hàng có thể nhập ít hàng nhưng số lượng mặt hàng cần đảm bảo sự đa dạng và phong phú.
Các thiết bị cần thiết cho cửa hàng sách văn phòng phẩm
Một cửa hàng bán văn phòng phẩm cần đầu tư khá nhiều thiết bị. Cần thiết nhất là những thiết bị trưng bày sản phẩm, thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy tính, máy thanh toán, máy quét QR, máy in hóa đơn…
- Thiết bị trưng bày sản phẩm: Cửa hàng cần đầu tư về khía cạnh trưng bày, đảm bảo mọi thứ được sắp xếp khoa học, hợp lý và thu hút khách hàng. Các thiết bị hỗ trợ là kệ bán hàng, tủ kính trưng bày… Riêng về rổ kệ trưng bày có thể chọn sản phẩm làm từ chất liệu bền như thép, inox, sắt…
- Thiết bị hỗ trợ bán hàng: Để hoạt động bán hàng diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn, chủ cửa hàng nên đầu tư các thiết bị bán hàng gồm: máy tính tích hợp phần mềm thanh toán và quản lý bán hàng, máy quét mã vạch sản phẩm, máy in hóa đơn, máy quẹt thẻ ATM…
- Thiết bị an ninh: Các thiết bị an ninh như camera giám sát, cổng từ an ninh chống trộm… sẽ bảo vệ cửa hàng khỏi những sự cố không đáng có.
Loại hình kinh doanh hiệu quả
Việc lựa chọn loại hình kinh doanh là yếu tố quyết định. Dưới đây là 2 mô hình kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm hiệu quả hiện nay:
Cửa hàng văn phòng phẩm và sách
Bạn sẽ có đối tượng khách hàng rất đa dạng khi lựa chọn loại hình kinh doanh này. Do đó, điều cần thiết là cần đảm bảo mặt hàng đa dạng, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh những sản phẩm thiết yếu như sách vở, bút… có thể nhập thêm những mặt hàng độc lạ khác để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Ở mô hình này, nên áp dụng chiến thuật bán lấy số lượng để duy trì lượng khách trung thành. Nếu cửa hàng gần các khu vực trường học, bạn cũng nên đảm bảo thời điểm nhập hàng để phục vụ cho mùa tựu trường, mùa thi…
Cửa hàng văn phòng phẩm chuyên dành cho các doanh nghiệp, cơ quan
Với mô hình này, bạn sẽ không phải quá đau đầu về hàng tồn. Vì đối tượng khách trọng tâm của bạn là các cơ quan, doanh nghiệp. Do vậy, nên lưu ý những mặt hàng chuyên về phục vụ cho hoạt động công sở.
Đây là mô hình kinh doanh ít khách vãng lai, bạn sẽ được tiết kiệm chi phí hơn về khoảng trưng bày hay trang trí cửa hàng. Mà điểm mấu chốt nằm ở số lượng và mặt hàng cần thiết.
Các đối tượng khách hàng như doanh nghiệp, cơ quan thường có xu hướng mua hàng trên internet. Việc đầu tư vào các kênh bán hàng online cũng rất quan trọng. Nếu chưa có kinh phí, bạn chưa cần thiết xây dựng website riêng mà chỉ cần đẩy mạnh marketing trên mạng xã hội như Facebook, Zalo là được.
Yếu tố phục vụ và chăm sóc khách hàng ở mô hình kinh doanh này cũng cần được đầu tư thực sự chỉn chu. Bởi đối tượng khách hàng doanh nghiệp thường khắt khe và khó tính hơn. Nên đầu tư vào dịch vụ khách hàng đảm bảo chuyên nghiệp. Từ công tác tư vấn cho đến đóng gói, vận chuyển và dịch vụ hậu mãi.
Hướng dẫn mở cửa hàng văn phòng phẩm thành công ngay lần đầu
Văn phòng phẩm là một mảng kinh doanh rất khả thi trong bối cảnh kinh tế ngày nay. Nếu mới bắt đầu, bạn nên tham khảo kỹ kinh nghiệm từ những người đi trước hay bổ sung kiến thức cần thiết trước khi thực thi cho bản thân.
Dưới đây là kinh nghiệm mở cửa hàng và cách kinh doanh văn phòng phẩm của FAST:
Lên kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh
Việc chuẩn bị trước khi thực hiện một điều gì đó là cực kỳ cần thiết. Đặc biệt là sự chuẩn bị trong kinh doanh khởi nghiệp. Một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ giúp bạn biết được mình cần làm gì, làm như thế nào. Nhờ đó mà tối ưu được thời gian và hạn chế những rủi ro.
Khi bắt đầu kinh doanh một lĩnh vực nào đó, bạn cần thực sự am hiểu về nó. Hãy tìm hiểu và xác định những vấn đề như: Mặt hàng cần có, đối tượng khách hàng hướng đến, kinh phí cho từng đầu mục, địa chỉ nhập nguồn hàng…
Khi đã trả lời được những vấn đề trên, hãy bắt tay vào việc xây dựng chi tiết nội dung kế hoạch theo từng giai đoạn. Bạn cần bám sát kế hoạch để thực hiện sao cho hợp lý, có những phương án dự trù để phòng những trường hợp lệch lộ trình kế hoạch.
Nên nhớ, kế hoạch kinh doanh càng chi tiết, càng khoa học thì tỷ lệ thành công trong thực tế sẽ càng cao.
Quyết định quy mô mở cửa hàng văn phòng phẩm
Xác định quy mô mở cửa hàng giúp bạn định hình được những mặt hàng như thế nào, với số lượng bán cần thiết là bao nhiêu. Văn phòng phẩm bao gồm rất nhiều mặt hàng, cửa hàng của bạn có thể không thể đảm bảo được tất cả. Tuy nhiên, việc quyết định quy mô và đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn tối ưu trong công đoạn nhập hàng.
Quy mô cửa hàng văn phòng phẩm cũng quyết định cả việc thuê mặt bằng cho cửa hàng. Quy mô cửa hàng lớn, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng hơn thì cần mặt bằng rộng hơn, chi phí cho thiết kế và bán hàng cao hơn.
Tóm lại, việc đưa ra quyết định quy mô cửa hàng là điều cần thiết trước khi bắt tay vào mở cửa hàng.
Nguồn hàng uy tín, giá rẻ, đa dạng mặt hàng
Khi nhắc đến văn phòng phẩm, người ta thường nghĩ ngay đến những mặt hàng với số lượng lớn, đa dạng các chủng loại… Các cửa hàng văn phòng phẩm có đa dạng mặt hàng thường có nhiều lợi thế bán hàng hơn. Bởi khách hàng thường có xu hướng mua nhiều sản phẩm khác nhau ở một cửa hàng.
Cần xác định địa chỉ nhập hàng đảm bảo uy tín và chất lượng. Một số địa chỉ nhập hàng văn phòng phẩm bạn có thể tham khảo như:
Đăng ký làm đại lý cho những thương hiệu
Việc đăng ký làm đại lý chính thức cho những thương hiệu cung cấp các mặt hàng thuộc văn phòng phẩm giúp bạn lấy được hàng với mức giá rẻ hơn. Đi kèm nhiều ưu đãi và các chương trình, sự kiện khuyến mãi.
Một số thương hiệu nổi tiếng như Hải Tiến, Thiên Long, Casio, Tương Lai, Deli…
Các doanh nghiệp cung cấp sỉ lẻ
Nhập hàng từ những doanh nghiệp sỉ lẻ các mặt hàng văn phòng phẩm như FAST… giúp đa dạng chủng loại mà kinh phí được tiết kiệm hơn rất nhiều.
Ưu điểm khi chọn các doanh nghiệp này là nguồn hàng luôn được đảm bảo từ chất lượng đến số lượng. Mua với số lượng càng nhiều sẽ được mức chiết khấu càng cao. Nếu có nhu cầu nhập hàng văn phòng phẩm với giá thành hợp lý và nhiều ưu đãi, hãy liên hệ với FAST qua hotline 0964 399 099 để được tư vấn miễn phí.
Các địa điểm chuyên bán buôn văn phòng phẩm
Nếu nhập hàng ở Hà Nội, bạn có thể tham khảo một số địa điểm nổi tiếng như phố Lương Văn Can, phố Hàng Bân, phố Hàng Bồ, phố Chả Cá… Còn ở TP. Hồ Chí Minh thường sẽ tập trung ở đường Phùng Hưng thuộc quận 5…
Tại những khu vực này thường sẽ bán rất nhiều mặt hàng với đa dạng chủng loại, giá rẻ hơn nhiều so với những nơi khác.
Các chợ đầu mối
Những chợ đầu mối thường cung cấp các mặt hàng với giá rất rẻ. Tuy nhiên, bạn sẽ không chắc chắn sản phẩm có đảm bảo chất lượng hoàn toàn hay chính hãng hay không. Do vậy, nếu chọn nhập hàng ở đây bạn cần tham khảo kinh nghiệm từ nhiều người đi trước. Hoặc tự chịu rủi ro và rút ra kinh nghiệm cho bản thân nhé.
Có kế hoạch Marketing & Sale cho “hiệu sách online”
Marketing và Sale cho cửa hàng và thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc quảng cáo. Bạn có thể ưu tiên vào việc xây dựng những dịch vụ đi kèm như: Gói quà tặng, vận chuyển tận nơi, thiệp hoặc quà lưu niệm cảm ơn…
Bạn cũng cần tính toán kỹ càng về mặt kinh phí và những điều kiện như nhân viên vận chuyển, phương tiện vận chuyển… để áp dụng các dịch vụ đi kèm sao cho hợp lý.
Ngoài marketing tại điểm bán, bạn cũng cần đầu tư mảng xây dựng thương hiệu và bán hàng ở các kênh online. Có thể mở gian hàng online ở Shopee, Lazada hoặc xây dựng fanpage bán hàng ở Zalo, Facebook… Marketing online nếu được đầu tư kỹ càng và chỉn chu sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho cửa hàng của bạn.
Mở cửa hàng văn phòng phẩm là một lĩnh vực kinh doanh không còn mới mẻ. Tuy nhiên, đây vẫn là ngành hàng được đánh giá cao về lợi nhuận, vốn đầu tư thấp… Điều cần làm là chuẩn bị sẵn tư duy và nhiệt huyết để chinh chiến trên con đường mà bạn chọn.
Trên đây là những kinh nghiệm FAST muốn chia sẻ đến bạn về cách mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm. Hãy tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nếu bạn có dự định bước chân vào ngành hàng ngày. Chúc bạn thành công với dự án của mình!
Ban biên tập: Fast.vn