“Lính mới” hòa nhập với đồng nghiệp bằng cách nào?

0
4149

Mỗi lần thay đổi nơi làm việc, chắc hẳn ai cũng lạ lẫm với môi trường mới, liệu bạn có gặp khó khăn này? Nếu là người chưa có kinh nghiệm hãy thử các mẹo hòa nhập với đồng nghiệp dưới đây để có thể thích ứng giúp công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn nhé.

Chủ động giúp đỡ mọi người

Đối với những người mới đi làm, trong trường hợp cần thiết, bạn đừng ngại ngần giúp đỡ mọi người. Bạn cần biết rằng là nhân viên mới nếu bạn không có gì quá nổi trội mọi người sẽ không để ý bạn, vì thế, ngay khi vào làm việc bạn hãy tự mình gây ấn tượng cho những đồng nghiệp bằng cách vừa giới thiệu bản thân, tích cực giúp đỡ người khác, mời mọi người cà phê hay trà sữa,… sau vài lần như vậy mọi người sẽ có cảm tình với bạn, khi đó bạn cũng không còn thấy lẻ loi trong môi trường mới nữa.

chu-dong-giup-do-moi-nguoi-la-meo-hoa-nhap-voi-dong-nghiep-moi

Văn phòng phẩm FAST

Chủ động giúp đỡ mọi người là mẹo hòa nhập với đồng nghiệp tích cực nhất

Bạn đừng chỉ mải mê với công việc của mình hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ các đồng nghiệp của mình trong hoạt động hàng ngày dù bạn có đang là “ma mới”. Bất cứ lúc nào cũng có người sẽ cần giúp đỡ, hãy thân thiện không toan tính giúp họ thật nhiệt tình. Lợi ích lớn nhất của việc giúp đỡ mọi người sẽ giúp công việc khó khăn của bạn dễ dàng được hỗ trợ giải quyết đấy nhé.

Xem thêm: Điểm danh những dụng cụ văn phòng không thể thiếu trong phòng làm việc

Niềm nở chào hỏi mọi người và nhớ tên đồng nghiệp

Trực tiếp gặp và giới thiệu bản thân với mọi người là cách phổ biến nhất và là motip chung trong văn hóa làm việc của công ty hiện nay. Để không bối rối và bỡ ngỡ, bạn cần có sự chuẩn bị trước, nếu không có khả năng giao tiếp bạn nên chuẩn bị sẵn những gì cần nói, nếu không bạn sẽ dễ bị nói dông dài hoặc ấp úng.  Chú ý hãy chuẩn bị tốt để có màn “chào sân” thật ấn tượng, như vậy các đồng nghiệp sẽ để ý tới bạn.

Đồng thời, việc bạn quên tên, gọi nhầm tên đồng nghiệp có thể chấp nhận được trong những buổi đầu tiên đi làm. Tuy nhiên, đừng để tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài, và cũng đừng làm phiền những đồng nghiệp bận rộng bằng những công việc không nằm trong phạm vi của họ.

chao-hoi-moi-nguoi-ngay-dau-tien-di-lam-that-an-tuong

Ngày đầu tiên đi làm hãy chào hỏi mọi người và nhớ tên đồng nghiệp

Nhớ và hiểu công việc của từng đồng nghiệp là thể hiện sự tôn trọng, quan tâm tới đồng nghiệp, lời khuyên chân thành dành cho bạn là hãy viết ra tên, chức vụ, công việc, vị trí ngồi của mọi người để việc gọi đúng người, đúng việc trở nên dễ dàng hơn với bạn.

Xem thêm: Bí quyết trang phục dành cho dân văn phòng đẹp mỗi ngày

Thái độ hòa đồng, vui vẻ và không nhiều chuyện

Lúc nghỉ ngơi, giải lao, ăn trưa, sau giờ làm việc là những thời điểm vàng để bạn hòa nhập với đồng nghiệp, làm “tan chảy” những mối quan hệ còn lạnh lẽo. Bạn có thể tìm tới những chủ đề thuộc mối quan tâm chung để tăng tính thân mật trong câu chuyện chủ đề giúp những người tham gia trở nên thoải mái chia sẻ hơn.

Khi làm việc, bạn không nên để vẻ mặt lạnh lùng, ủ rũ,… bởi điều này khiến cho mọi người cảm thấy thất vọng về bạn, mặt khác, việc này còn tạo ra bầu không khí làm căng thẳng. Ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Bởi vậy, hãy luôn vui vẻ, đừng quên chào hỏi mọi người với nụ cười luôn trên môi. Trong lúc làm việc kiểm soát cảm xúc của bản thân, thể hiện sự lạc quan và nhiệt tình không chỉ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với mọi người mà còn lan truyền năng lượng làm việc tích cực.

luon-co-thai-do-vui-ve-giup-hoa-nhap-voi-dong-nghiep-tot

Hòa đồng, thân thiện với mọi người nhưng đừng “buôn chuyện”

Bạn cần nhớ, việc “buôn chuyện, nhiều chuyện” ở trong môi trường công sở là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên khi đang trong quá trình là một “lính mới” thì đừng nhiều chuyện. Nếu trong quá trình làm việc mà các đồng nghiệp của bạn nhiều chuyện và hỏi bạn một số câu hỏi, thì bạn vẫn nên trả lời. Nhưng khi trả lời xong thì thôi, hãy tiếp tục với công việc của mình.

Đi ăn cùng đồng nghiệp

Bàn ăn luôn là nơi nhanh nhất để bắt đầu bất kỳ mối quan hệ nào, thế nên đừng từ chối khi được mời đi ăn trưa cùng đồng nghiệp trong những ngày đầu bạn mới vào. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng hòa nhập với đồng nghiệp, cho dù bạn có thói quen mang đồ ăn trưa đi theo, hãy dừng một vài hôm không mang để đi ăn cùng với những đồng nghiệp của mình nhé.

Bởi thời gian ăn trưa sẽ là cơ hội thuận tiện nhất để bạn làm quen với đồng nghiệp mới, chỉ sau một buổi cùng ăn trưa bạn sẽ biết được những thông tin cơ bản như tên, công việc của từng người, khi gặp vấn đề gì nên tìm tới ai.

Nhưng lúc đi ăn cũng cần cẩn trọng với những cử chỉ, hành động, lời nói của bạn, vì bạn có thể gây nên ấn tượng xấu với người đồng nghiệp mới nếu bạn nói quá nhiều về bản thân, hoặc phát ra tiếng động xấu khi nhai thức ăn,… Thế nên hãy tạo hình tượng tốt trong mắt mọi người nhé.

Di-an-cung-dong-nghiep-giup-hoa-nhap-tot-hon

Đi ăn cùng đồng nghiệp giúp hòa nhập với đồng nghiệp trong môi trường mới nhanh chóng

Xem thêm: Bật mí phương pháp giúp đánh bay ngay stress công việc

Thấu hiểu văn hóa  công ty và tuân thủ các nội quy

Việc tuân thủ nội quy công ty là điều vô cùng cần thiết, công ty nào cũng có quy định nhân viên ăn mặc chỉnh tề, nhã nhặn. Đặc biệt, phải đúng yêu cầu chung của công ty về giày dép, trang phục. Nếu công ty có đồng phục riêng thì việc mặc đồng phục đến công sở là điều đương nhiên rồi.

Đối với công ty thực hiện trang phục công sở tự do thì bạn sẽ thoải mái hơn trong ăn mặc, lúc này bạn không cần quá chỉnh tề, nhưng cấm kỵ với xuề xòa và quá tự do. Hãy chọn cho mình bộ trang phục đơn giản nhưng vẫn lịch sự, phù hợp với tính chất dân văn phòng.

Bên cạnh đó, các quy tắc về tác phong làm việc thông thường sẽ được phổ biến trước khi bạn đến làm việc, chính vì vậy hãy thực hiện nó một cách nghiêm chỉnh, chấp hành quy tắc của công ty, đừng vì không thích và muốn thay đổi nó bằng cách làm khác đi nhé. Nó sẽ không phải là hành động tốt đâu.

tuan-thu-quy-tac-noi-quy-cua-cong-ty

Tuân thủ văn hóa, ăn mặc chỉnh tề khi tới công sở

Cẩn thận trong công việc và không ngừng học hỏi

Khi bạn mới bắt đầu công việc những ngày đầu tiên, hãy tránh gặp quá nhiều sai sót, sự sai sót thể hiện bạn là người thiếu cẩn trọng, thiếu chuyên nghiệp, như vậy sẽ chứng tỏ bạn không phải là người đáng tin cậy để giao những nhiệm vụ khó khi thường xuyên mắc lỗi.

Bạn hãy thể hiện mình là người có trách nhiệm trong công việc, khi được giao nhiệm vụ hãy phân tích kỹ lưỡng công việc được giao, và hoàn thành nó trong thời gian sớm nhất một cách cẩn thận, đừng để cấp trên nhớ tới bạn là một nhân viên mới có nhiều sai lầm nhé.

Là nhân viên mới, việc bỡ ngỡ trong môi trường mới không phải là lạ, vì vậy điều gì không biết đừng ngại hỏi, đừng tùy tiện xử lý vấn đề hậu quả sẽ không lường trước được. Là nhân viên mới nên sẽ được ưu ái và trả lời mọi thắc mắc trong thời gian đầu làm việc. Nhưng hãy suy nghĩ nếu thực sự không tìm thấy hướng ra hãy hỏi.

Trên đây là những mẹo hòa nhập với đồng nghiệp để bạn tham khảo, đừng tự cô lập mình trong môi trường làm việc mới, cho dù mục đích chính của bạn là công việc, nhưng không nên xem nhẹ việc kết bạn với những đồng nghiệp mới của mình nhé. Hãy nhanh chóng kết thân với mọi người để công việc của bạn tốt hơn nhé.

Một số thông tin hữu ích bạn cần tham khảo:

 

 

Rate this post
Văn phòng phẩm FAST

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here