Đố bạn biết ý nghĩa của các con số trên thân bút chì 

0
4479

Chắc hẳn nhiều bạn đã từng chú ý đến các kí hiệu H,HB,2B,3B,… trên thân bút chì khi sử dụng, nhưng những ký hiệu trên mang lại ý nghĩa gì, và vì sao các nhà sản xuất bút chì đều phải in chúng trên thân mỗi cây bút? Không phải họ in để làm đẹp hay vì thân bút có quá nhiều chỗ trống đâu nhé. Tất cả sẽ được Văn phòng phẩm FAST bật mí cho bạn trong bài viết này.

Các nhà sản xuất phân loại bút chì như thế nào?

Các dòng chữ in các kí hiệu như H, B, No… trên bất kỳ cây bút chì nào ta thấy

Văn phòng phẩm FAST

Có thể bạn đã từng nghe nói ở đâu đó rằng “lõi bút chì được làm từ than chì”. Điều này đúng nhưng không chính xác hoàn toàn. Bởi, ruột chì ngày nay là hỗn hợp của 3 thành phần: Than chì, bột đất sét và nước. 

Tỷ lệ các thành phần này khác nhau sẽ cho ra bút chì có độ đậm nhạt khác nhau mà bạn thường hay thấy. Nhờ đó, bút chì được sử dụng rất nhiều trong ngành mỹ thuật, hội hoạ, kỹ   thuật,… Để dễ phân biệt độ đậm nhạt của bút chì, người ta thường sẽ phân loại cho chúng. Và không thể nào dễ dàng hơn bằng việc “số hoá” các sản phẩm trên. Do vậy nên ta sẽ thấy các dòng chữ in các kí hiệu như H, B, No… 

Xem thêm: Các loại bút hoạ cụ hay được dân yêu hội hoạ sử dụng

Các biểu tượng dạng No…

Biểu tượng No.2 trên bút chì mà bạn thường quan sát thấy

Một thang phân loại chì cơ bản được các nhà sản xuất áp dụng là đánh số cho các lõi ruột. Họ phân loại hàm lượng than chì có bên trong các lõi bút từ số 1 đến 4 theo độ đậm nhạt. Theo đó, bút chì được đánh số 1 (No.1) thì lượng than chì bên trong là nhiều nhất, dẫn đến sản phẩm loại này cũng sẽ cho nét đậm nhất. 

Ngược lại, ruột chì số 3 và 4 lại cho nét viết nhạt hơn. Ngày nay, loại ruột được sử dụng phổ biến nhất là loại số 2 (No.2) bởi sở hữu độ đậm vừa phải, dễ tẩy xoá và được hầu hết các loại thiết bị đọc được. Bởi thế nên đây là loại ruột phổ biến nhất mà bạn hay bắt gặp trên thị trường. 

Bút chì ngòi cứng (H)

Bút chì ngòi cứng có nét nhạt hơn và viết khá gai nên ít được sử dụng

Người ta dùng chữ H để viết tắt cho ruột chì ngòi cứng trong tiếng anh (hard). Cũng theo công thức khi tạo ra ngòi bút chì, nếu lượng đất sét càng nhiều thì bút chì sẽ càng cứng và nét viết cũng nhạt hơn. Thang đậm nhạt của bút chì ngòi cứng được xếp từ H cho đến 9H. 

Khi viết, bút chì ngòi cứng bền hơn, nét viết không bị lem nhưng sẽ để lại vết hằn trên giấy sau khi tẩy đi mặc dù việc tẩy xóa rất dễ dàng. Một hạn chế của ruột chì loại này là cảm giác khi viết không được êm ái, thậm chí gai gai khi đưa nét.

Xem thêm: Cách chọn bút cho bé lớp một và lưu ý mà mẹ cần biết

Dạng bút chì ngòi mềm (B)

Bút chì ngòi mềm có vẻ phổ biến hơn đối với những ai chỉ có nhu cầu viết thông thường. Độ đậm của nét viết dao động từ B cho đến 9B. Độ đậm càng cao thì ruột chì càng mềm và dễ gãy nên bạn cần phải rất cẩn thận khi chuốt. 

Bút chì ngòi mềm 2B được dùng nhiều nhất hiện nay

Một vài điểm bạn có thể sẽ gặp phải khi dùng bút chì có ký hiệu B: Chì cho độ bám tốt nhưng dễ bị lem và làm nhoè. Bắt đầu từ loại 5B trở lên, bút chì có độ đen cao thấy rõ nhất nên việc tẩy xoá cũng khó khăn hơn. 

Một mẹo cho các bạn cần tẩy xoá các nét chì dạng này là hãy làm sạch cục tẩy trước khi sử dụng. Nếu chì quá đậm và bám lên cả cục tẩy, bạn không nên tiếp tục tẩy ở khu vực đó mà hãy đưa nhẹ cục gôm lên một tờ giấy nháp cho đến khi viên tẩy sạch thì mới tiếp tục tẩy xoá. 

Không có nhiều người nắm rõ bí mật của các ký hiệu trên thân bút chì đâu. Biết được điều này, bạn sẽ lựa được loại bút chì phù hợp nhất với mỗi nhu cầu sử dụng. Văn phòng phẩm FAST hy vọng bạn đã có nhiều thời gian bổ ích với bài chia sẻ kinh nghiệm thú vị này. 

Một số thông tin hữu ích dành cho bạn: 

Rate this post
Văn phòng phẩm FAST

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here