Làm thế nào để trở thành một người quản lí tốt?

0
2477

Ở nơi văn phòng, công sở,…không ít người luôn luôn phấn đấu và nỗ lực để được thăng chức lên quản lí như trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc…. Tuy nhiên, khi đạt được vị trí đó cũng có nghĩa bạn phải đối mặt với nhiều khó khăn áp lực khi đứng đầu một đơn vị, bộ phận. Một người quản lí thành công đòi hỏi sự chăm chỉ, quyết đoán, am hiểu tường tận công việc và sự chính trực. Vậy làm thế nào để trở thành một quản lí tốt, hãy cùng Văn phòng phẩm FAST tìm hiểu trong bài viết dưới này nhé!

Kỹ năng lãnh đạo, khả năng ra quyết định tốt

Để trở thành nhà quản lí giỏi, điều quan trọng nhất là bạn phải có kỹ năng lãnh đạo và khả năng ra quyết định tốt.

Khi đã trở thành một người quản lí, không ai có thể quyết định thay cho mình, do vậy bạn cần phải nắm bắt rõ tình hình và quyết đoán chỉ đạo nhân viên thực hiện tốt mục tiêu do công ty đưa xuống. Là một người đứng đầu, bạn cần trong tư thế sẵn sàng mọi lúc để đưa ra quyết định dù cho có khó khăn đến đâu, thậm chí là gặp sức ép về thời gian và áp lực từ cấp trên. 

Văn phòng phẩm FAST

lam-the-nao-de-tro-thanh-mot-quan-li-tot-ki-nang-lanh-dao

Kỹ năng lãnh đạo và khả năng ra quyết định tốt của một nhà quản lí giỏi

Điều quan trọng ở một nhà quản lí là phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm dự đoán thị trường, nắm bắt và hiểu rõ khách hàng cần gì để đưa ra một quyết định chính xác, nhanh chóng. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia, cấp trên hay bàn bạc với cấp dưới của mình để từ đó đưa ra quyết định cuối cùng một cách đúng đắn.

Đặt ra các mục tiêu, định hướng kế hoạch rõ ràng

Nhân viên của bạn sẽ làm việc tốt nếu họ biết được bạn kì vọng điều gì từ họ. Do vậy, bạn nên đặt ra các mục tiêu, định hướng kế hoạch rõ ràng.

Một nhà quản lí giỏi là người biết cách vạch ra mục tiêu chính xác, có kế hoạch cụ thể để từ đó các nhân viên thực hiện công việc một cách thống nhất. Từ mục tiêu được vạch sẵn đó, người quản lí có thể dễ dàng đưa ra các chương trình thực hiện và định hướng tư duy, ý tưởng; cuối cùng là đưa bản kế hoạch trên lý thuyết vào thực tế. 

Mục tiêu chung để cả nhóm cùng thực hiện nhưng nhà quản lí giỏi đừng quên đánh giá, tham vấn từng cá nhân để thúc đẩy các thành viên tự cải thiện hiệu suất của bản thân. Đây là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng; muốn đạt được điều đó đòi hỏi nhà quản lí phải thường xuyên trau dồi và nỗ lực không ngừng nghỉ.

Xem thêm: Học cách quản lý và phân bổ công việc hiệu quả

Tạo ra môi trường làm việc năng động, tích cực

Một người quản lí giỏi là phải biết tạo ra môi trường làm việc năng động, tích cực giúp các nhân viên trong nhóm có thể phát huy tối đa khả năng của họ. 

lam-the-nao-de-tro-thanh-mot-quan-li-tot-tao-moi-truong-lam-viecMôi trường làm việc tích cực giúp nhân viên có thể phát triển, làm việc tốt hơn

Mỗi lần bước chân vào văn phòng, thay vì gây sức ép thường xuyên thì bạn hãy tìm mọi cách khuyến khích sự hợp tác đồng đội và tạo ra cơ hội để các nhân viên có cơ hội liên kết với nhau. Điều quan trọng của một nhà lãnh đạo tốt là phải đối xử công bằng với tất cả nhân viên và không được để cảm xúc cá nhân của bạn làm ảnh hưởng tới việc đó. 

Một điều cấm kỵ là tung các tin đồn nơi công sở và việc chia bè kết phái ở nơi làm việc, trái lại hãy cố gắng khuyến khích tinh thần làm việc cá nhân cũng như hoạt động nhóm.

Xem thêm: “Lính mới” hòa nhập với đồng nghiệp bằng cách nào?

Không ngừng nâng cao trình độ trở thành hình mẫu chuẩn mực

Muốn trở thành một quản lí tốt, bạn phải không ngừng nâng cao trình độ và trở thành một hình mẫu chuẩn mực.

Ngồi vào vị trí lãnh đạo, điều đó không có nghĩa là bạn ngừng học tập và nâng cao kiến thức. Theo nghiên cứu, những người thành công có thói quen đọc nhiều sách và học hỏi nhiều hơn những người khác. Chính vì vậy, điều bạn cần làm là tự tích lũy kiến thức từ thực tế, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để từ đó đuổi kịp sự biến đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh. Thực tế các công ty đều công nhận rằng: không thể áp dụng những lối mòn tư duy trước đó để giải quyết vấn đề tiếp diễn.

Mặt khác, cấp dưới sẽ coi trọng những nhà quản lí có chuyên môn cao, có khả năng đưa ra quyết định tốt, nhạy bén. Là một nhà quản lí, bạn phải luôn làm gương cho mọi người, không được né tránh mà hãy thẳng thắn tiếp thu những ý kiến đóng góp và luôn đối xử công bằng với tất cả nhân viên trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, phải có niềm tin vào cấp dưới của mình, tin rằng họ sẽ hoàn thành tốt công việc của mình.

Xem thêm: Bật mí cho bạn bí kíp thuyết trình thu hút người nghe

Thích nghi tốt với mọi sự thay đổi, tình huống công việc bất ngờ

lam-the-nao-de-tro-thanh-mot-quan-li-tot-thich-nghi-voi-moi-su-thay-doi

Quản lí giỏi luôn sẵn sàng với mọi sự thay đổi từ công việc, môi trường kinh doanh,…

Nhận biết nhà quản lí giỏi thông qua việc họ đối mặt với sự thay đổi, tình huống công việc bất ngờ. Thành công chỉ đến khi các cá nhân và tổ chức biết nắm bắt các ý tưởng mới, các cơ hội và thay đổi cách thức kinh doanh mới phù hợp. Trong môi trường kinh tế cạnh tranh như hiện nay thường xuất hiện các cơ hội đi kèm với những rủi ro bất ngờ, do vậy điều các nhà quản lí cần có là sự nhạy bén trong công việc, biết nắm bắt thời cơ, ra quyết định một cách thông minh và chính xác. 

Thất bại không phải là kết thúc mà là mẹ thành công, điều quan trọng là bạn đã nhận được bài học gì từ những trải nghiệm đó và tạo nền tảng cho thành công sau này.

Xem thêm: Bật mí phương pháp giúp đánh bay ngay stress công việc

Đánh giá đúng năng lực, phân chia công việc hợp lý

Khi làm việc ai cũng muốn được cấp trên công nhận đúng năng lực của mình. Nếu làm tốt điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã xây dựng đội ngũ nhân viên vững chắc; bởi lúc này công sức của mỗi thành viên đều được ghi nhận. 

Khi đánh giá đúng năng lực của nhân viên, bạn sẽ không mất một đồng nào cả nhưng cấp dưới của bạn lại nhận được sự khích lệ tinh thần để làm việc. Và hơn hết, họ càng trân trọng người quản lí giỏi như bạn làm cấp trên của mình và nỗ lực hoàn thành công việc được giao tốt nhất.

Để trở thành một người sếp giỏi, sự hỗ trợ của các nhân viên cấp dưới là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, công việc của cả nhóm sẽ trở nên lộn xộn, chồng chéo nếu bạn chỉ thụ động trước công việc của họ. Do vậy, là một người đứng đầu, bạn phải phân biệt được điểm mạnh và điểm yếu của cấp dưới để từ đó lên kế hoạch phân chia công việc một cách hợp lý. 

Luôn lắng nghe, thấu hiểu, giao tiếp mang tính xây dựng

lam-the-nao-de-tro-thanh-mot-quan-li-tot-lang-nghe

Lắng nghe chính là một kỹ năng mềm cần có của một quản lí tốt

Nếu có câu hỏi làm thế nào để trở thành một quản lí tốt thì một trong số câu trả lời được mọi người quan tâm nhất chính là phải biết lắng nghe, thấu hiểu và giao tiếp mang tính xây dựng.

Lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng hàng đầu nếu muốn có được thành công, đặc biệt là một người lãnh đạo. Việc lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi người rất quan trọng, đừng nghĩ rằng cấp trên thì luôn đúng, nên cân nhắc và tiếp nhận ý kiến đặc biệt là nhân viên cấp dưới sẽ giúp các nhà lãnh đạo có được các sáng kiến, ý tưởng mới lạ từ đó đem lại hiệu quả trong khi giải quyết công việc chung. 

Bên cạnh đó một nhà quản lí giỏi là phải biết cách giao tiếp hiệu quả và mang tính xây dựng. Hãy xem xét kiểu giao tiếp phù hợp nhất cho team của bạn và môi trường làm việc, từ đó tìm được tiếng nói chung của mọi người. Nếu là một nhà quản lí, hãy nhớ giao tiếp chính là chìa khóa để thống nhất tất cả nhân viên và giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm:Bỏ túi kinh nghiệm quản lý công việc hiệu quả khi Work From Home

Khen thưởng nhân viên, động viên tinh thần cả đội

Để nhận biết một người quản lí giỏi không thể bỏ qua thành công của cả đội bởi người quản lí giỏi thường biết cách quan tâm đến thành công của từng thành viên trong nhóm. 

Họ quan tâm đến cảm xúc của cả nhóm và sẵn sàng bảo vệ, hướng dẫn và khen thưởng. Nếu các thành viên trong nhóm nhận được sự động viên tinh thần từ bạn, họ càng làm việc chăm chỉ hơn, thậm chí làm thêm giờ và nỗ lực hơn nữa nếu cần để hỗ trợ bạn.

Bên cạnh đó, hãy khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Khi đó họ sẽ cảm thấy công sức, nỗ lực của mình bỏ ra được trân trọng và ghi nhận; từ đó có động lực để cố gắng hết mình cho công việc chung hơn nữa. Có thể khen thưởng trực tiếp trước tập thể hoặc thăng chức hợp lý giúp nhân viên có thêm động lực làm việc, nhận thấy sự khích lệ từ công ty.

Những thành công, kinh nghiệm của các nhà quản lí tài ba là kết quả của cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực và đam mê với công việc trong chặng đường làm việc và tích luỹ. Văn phòng phẩm FAST hy vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để trở thành một quản lí tốt trên đây, người đọc đã tìm thấy điều tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của mình.

Một số thông tin hữu ích bạn cần biết:

 

Rate this post
Văn phòng phẩm FAST

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here